Kiến Thức Tổng Quát, Uncategorized

TẤT TẦN TẬT VỀ MỤN phần 1: NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI MỤN

Tác giả: Lê Học Nhân

Mụn là một bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Đây cũng là bệnh về da phổ biến nhất. Những người có làn da nhạy cảm dễ bị mụn trứng cá, mụn đầu đen hoặc đầu trắng và nhiều loại mụn khác nữa.

Mụn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nên bạn có thể ghé sang http://lovelyskin.vn/tu-van-cung-chuyen-gia/  để được bác sĩ da liễu phân loại chính xác mụn và đánh giá tình trạng, đưa ra liệu pháp điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

 

Ảnh minh hoạ da mụn (Nguồn: Internet)

Điều đáng chú ý là mụn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà không chỉ do sự tích tụ và bám dính của các tế bào sừng chết trong nang lông do sản xuất bã nhờn tăng cao như mọi người đã biết.

Mà còn là sự di chuyển của P. acnes vào nang lông, nơi sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào sừng chết kích thích giải phóng cytokine và các yếu tố gây viêm khác. Kết quả là một phản ứng viêm được kích thích, biểu hiện bằng sự hình thành sự sưng đỏ và mủ. Để hiểu rõ hơn thì mọi người cùng tìm hiểu về cơ chế nha!

Cơ chế sinh bệnh mụn rất phức tạp, bao gồm rất nhiều yếu tố liên quan, trong đó đa phần đều đồng ý có các yếu tố chính là: [1,2,3]

-Tăng sản xuất bã nhờn 

-Thay đổi của quá trình sừng hóa, tăng sừng hóa của nang lông

-Các chất trung gian gây viêm. 

-Vi khuẩn Curtobacterium acnes (C.acnes) (trước đây là Propionibacterium acnes – P.acnes) xâm chiếm nang lông.

 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: 

-Chu kỳ kinh nguyệt và căng thẳng về cảm xúc (emotional stress)

-Hút thuốc

-Các sản phẩm gây quá nhờn trên bề mặt da

-Mụn trứng cá nhiệt đới (tropical Acnes)

-Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đường, bột (carbohydrate). 

-Dùng nhiều sản phẩm từ sữa.

-Những người da tối màu sẽ dễ bị tăng sắc tố sau viêm và một số dạng mụn cụ thể, ví dụ như “pomade Acnes”

-Mụn không viêm (mụn trứng cá – comedones/ comedonal acne): mở (blackhead – mụn đầu đen) hoặc đóng (whitehead – mụn đầu trắng). Thường những loại mụn này không gây sưng tấy. Trong đó:

+ Blackhead: xuất hiện dưới dạng mụn nhỏ trên da do các nang lông bị tắc nghẽn, bề mặt sẫm màu hoặc đen (do bị oxy hóa). Mụn trứng cá này được gọi là mụn đầu đen (mụn trứng cá mở) khi chúng bị giãn ra ở bề mặt da. Chúng xuất hiện màu đen trên da và chứa đầy bã nhờn và tế bào keratin bong ra.

+ Whitehead: Mụn trứng cá được gọi là mụn đầu trắng (comedones kín) khi xuất hiện dưới dạng vết sưng trắng bên dưới bề mặt da không có lỗ chân lông mở. Nếu bã nhờn tiếp tục tích tụ, comedone kín sẽ tiếp tục mở rộng và có thể vỡ vào mô xung quanh.

-Mụn viêm (thường đỏ và sưng): papules, pustules, cyst (hay cystic acne), nodule (hay nodular acne). Khi mụn bao gồm cả Cyst và Nodule thường được gọi chung với nhau là nodulocystic acne hoặc nodular cystic acne. Trong đó:

+ Papule: Papules (mụn sẩn) xảy ra khi các bức tường xung quanh lỗ chân lông bị vỡ do viêm nhiễm nặng. Điều này dẫn đến các lỗ chân lông cứng, bị tắc nghẽn và có cảm giác mềm khi chạm vào. Vùng da xung quanh các lỗ chân lông này thường có màu hồng.

+ Pustules (mụn mủ): cũng có thể hình thành khi các bức tường xung quanh lỗ chân lông bị vỡ. Không giống như sẩn, mụn mủ chứa đầy mủ. Những vết sưng tấy này xuất hiện trên da và thường có màu đỏ xung quanh. Chúng thường có đầu màu vàng hoặc trắng trên đỉnh.

+ Nodule: Nodular acne (mụn u hay đôi khi còn gọi là mụn chai) xuất hiện khi các lỗ chân lông bị tắc, sưng tấy, kích ứng thêm và phát triển lớn hơn. Không giống như mụn mủ và sẩn, mụn u nằm sâu hơn bên dưới da và nó giống như một cái bọc xung quanh nang lông. Ban đầu, nó sẽ chứa toàn máu và sau đó theo quy trình phát triển của mụn thì nó sẽ bị viêm và biến thành mủ. Nhìn ở bên ngoài, nodule giống như một cục u nhỏ, có thể có màu da bình thường, thông thường nếu lớn hơn 1 cm thì có thể là nó đã hình thành ở bên dưới làn da của bạn và khi sờ vào bạn sẽ thấy khá cứng. Một đặc điểm nữa của mụn nodule là hầu như nó không “chín” – không thấy được đầu mụn như mụn đầu trắng thông thường. Những nốt mụn này tồn tại khá lâu, có thể vài tuần hoặc vài tháng và do đó, nó thường được gọi là ”mụn chai”.

+ Cyst: Cyst (u nang) có thể phát triển khi lỗ chân lông bị tắc do sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết. Các vết tắc xảy ra sâu bên trong da và nằm sâu bên dưới bề mặt hơn là nodules. Sự hình thành của nó khá tương tự với nodule nhưng nó có thể bị vỡ ra và do đó phá vỡ các lớp sâu trong da của bạn, từ đó có thể hình thành sẹo. Khác với nodule, bạn có thể thấy được đầu mụn ở sâu bên trong loại mụn này và do cyst chứa đầy mủ nên cũng mềm hơn nodule. Nhìn bề ngoài, cyst sẽ như một cục u màu đỏ và rất đau và nhức. Mụn cyst là dạng mụn trứng cá lớn nhất và sự hình thành của chúng thường do nhiễm trùng nặng. Loại mụn này cũng dễ để lại sẹo nhất.

 

Như bạn có thể thấy, các loại mụn tương đối giống nhau, rất khó để bạn có thể tự phân biệt được bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc phân biệt đúng loại mụn là rất quan trọng trong việc điều trị, nếu phân loại sai và sử dụng sai hoạt chất, bạn hoàn toàn có thể gây trầm trọng thêm tình trạng mụn của mình.

Do đó, bạn có thể ghé sang http://lovelyskin.vn/tu-van-cung-chuyen-gia/ để được bác sĩ da liễu phân loại chính xác mụn và đánh giá tình trạng, đưa ra liệu pháp điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Để điều trị mụn trứng cá cũng như các loại mụn khác nói chung, mục đích điều trị là nhắm vào 4 nguyên nhân chính. Điều này có nghĩa là:

-Giảm sản xuất bã nhờn (sử dụng retinoid, thuốc tránh thai hoặc thuốc giảm căng thẳng đường uống – cần có ý kiến bác sĩ)

-Làm thông thoáng lỗ chân lông (sử dụng Retinoid, AHA hoặc BHA)

-Loại bỏ vi khuẩn (sử dụng Benzoyl Peroxide, lưu huỳnh, kháng sinh hoặc Azelaic acid)

-Giảm viêm (sử dụng bất kỳ sản phẩm chống viêm nào).

Phần 1 kết thúc ở đây. Ở phần 2 mình sẽ đưa ra các hoạt chất điều trị từng loại mụn hiệu quả mà mọi người có thể sử dụng trong routine tại nhà nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] Zaenglein, A. L. (2018). Acne vulgaris. New England Journal of Medicine, 379(14), 1343-1352.

[2] Williams, H. C., Dellavalle, R. P., & Garner, S. (2012). Acne vulgaris. The Lancet, 379(9813), 361-372.

[3] Bhate, K., & Williams, H. C. (2013). Epidemiology of acne vulgaris. British Journal of Dermatology, 168(3), 474-485.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *