Review thành phần

NIACINAMIDE ĐA NĂNG? KIỀM DẦU – SÁNG DA – CHỐNG LÃO HOÁ?

Tác giả: Lê Học Nhân

Với công dụng được nhắc đến là “chữa bách bệnh” mà Niacinamide đã trở thành một ngôi sao sáng không thể thiếu trong hầu hết routine skincare của mọi người. Nghe là vậy, nhưng bạn đã hiểu rõ về Niacinamide chưa?

Nếu chưa thì hãy đọc bài này cùng mình nha!

Niacinamide là một amide hoạt động của Vitamin B3 và còn được gọi là Nicotinamide. 

Đây là một thành phần sáng giá bởi vì nó có nhiều lợi ích đối với làn da và hầu như không có các tác dụng phụ đáng kể. Niacinamide mang lại lợi ích cho hầu hết các loại da và tình trạng da: da dầu, da hỗn hợp, nhạy cảm, da khô,… 

Và một điều đáng giá nhất đó chính là hầu như các lợi ích của Niacinamide đều được nghiên cứu kỹ càng trong các nghiên cứu khoa học! Dưới đây sẽ là những lợi ích của Niacinamide đối với làn da mà đã có những nghiên cứu kỹ lâm sàng cụ thể, rõ ràng nha!

Cơ chế hoạt động của Niacinamide có thể được giải thích bằng sự ức chế tiết dầu của tế bào tuyến bã nhờn, từ đó giúp da ít sản xuất bã nhờn hơn và giảm độ nhờn tổng thể của da. Ngoài ra, niacinamide cũng có đặc tính chống viêm nên có thể hỗ trợ điều trị các dạng mụn mủ (pustules) hay dạng sẩn (papule) [1].

Một số nghiên cứu đã chỉ ra Niacinamide hỗ trợ điều tiết, giảm lượng dầu trên da [2]. Nghiên cứu [3] cho thấy Niacinamide 2% có thể hỗ trợ giảm tiết dầu cho da và Niacinamide 4% cũng cho thấy khả năng giảm tổng lượng bã nhờn [3]. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu chính xác để có thể xác định xem Niacinamide nồng độ nào là tối ưu để giảm bã nhờn trên da cũng như sẽ giảm ở mức độ nào.

Niacinamide đã được công nhận khả năng điều trị mụn khi so sánh với các thuốc bôi kháng sinh trị mụn phổ biến (Clindamycin và Erythromycin).

Trong nghiên cứu [4], sử dụng niacinamide 4% 2 lần/ngày so sánh với 1% Clindamycin trong 8 tuần. Kết quả là Niacinamide và Clindamycin đều có hiệu quả trong việc giảm mụn, trong đó nhóm sử dụng Niacinamide giảm 82% triệu chứng mụn và Clindamycin là 62% [4].

Hơn nữa, ở nghiên cứu [5] cho kết quả là Niacinamide có hiệu quả tốt trong việc trị mụn mức độ trung bình ở làn da thiên dầu hơn là Clindamycin. [5] 

Trong nghiên cứu [6], 50 tình nguyện viên bôi kem dưỡng ẩm có chứa 5% Niacinamide lên một nửa khuôn mặt của họ và một loại kem dưỡng ẩm giả dược (placebo) cho nửa kia trong 12 tuần. Kết quả của họ cho thấy bên nửa khuôn mặt của họ sử dụng niacinamide có những cải thiện đáng kể về các đốm tăng sắc tố, nếp nhăn và nếp nhăn so với bên còn lại.

Nghiên cứu [7] cho thấy niacinamide có thể tăng gấp 5 lần quá trình tổng hợp ceramide, cho thấy Niacinamide giúp cải thiện độ đàn hồi và kết cấu da hiệu quả.

Trong nghiên cứu [8], cho thấy niacinamide 4% có hiệu quả trong điều trị nám, tuy nhiên hơi kém hơn 4% hydroquinone. Mặc dù Niacinamide kém hiệu quả hơn (không phải là hoàn toàn không có hiệu quả), Niacinamide có ưu điểm là ít tác dụng phụ như đỏ da, ngứa da hơn Hydroquinone (18% người tham gia gặp tác dụng phụ đối với Niacinamide và 29% đối với Hydroquinone)

 

  1. Sản phẩm chứa Niacinamide

Paula’s Choice Resist 10% Niacinamide Booster

✨Link mua tham khảo: http://lovelyskin.vn/product/paulas-choice-resist-10-niacinamide-booster-tinh-chat-thu-nho-lo-chan-long-20ml/ 

  1. Paula’s Choice là thương hiệu nổi tiếng về chăm sóc da và là thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu tại Mỹ
  2. Paula’s Choice Resist 10% Niacinamide Booster là sản phẩm có công thức niacinamide nồng độ 10% tập trung giải quyết các vấn đề như lỗ chân lông to, các dấu hiệu lão hoá: da không đều màu, thiếu căng sáng, kết cấu da xù xì, đỏ, và khô da.
  3. Niacinamide kích thích các hoạt động của tế bào, thúc đẩy tuần hoàn máu đồng thời kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn, giảm viêm da, khắc phục tình trạng lỗ chân lông phình đại.
  •  Ngoài Niacinamide, Vitamin C còn ức chế việc sản xuất hắc sắc tố Melanin tối màu ở tế bào hạn chế sự xuất hiện của các đốm nâu cũng như vết nám trên bề mặt da, cải thiện sắc tố, ngăn ngừa tình trạng xỉn màu nám da.
  •  Hyaluronic Acid là thành phần quan trọng của màng giữ ẩm tự nhiên giúp làm mềm da và củng cố hàng rào bảo vệ da và tham gia vào một số quá trình sửa chữa hư tổn trong da
  •  Chiết xuất rễ cây cam thảo có khả năng làm dịu, chống kích ứng, hỗ trợ chống oxy hóa, đặc biệt là giúp làm trẻ hóa da, dưỡng sáng, đều màu da

     4. Có kết cấu siêu nhẹ, dạng liquid lỏng trong suốt và không có mùi.

Balance Active Formula Niacinamide 15% Blemish

✨Link mua tham khảo: http://lovelyskin.vn/product/balance-active-formula-niacinamide-15-blemish-recovery-serum-ngua-mun-mo-tham-30ml/ 

  1. Chứa 15% Niacinamide là nồng độ đã hơi cao rồi, chỉ phù hợp cho những bạn đã từng sử dụng Niacinamide ở nồng độ thấp hơn mà muốn nâng cấp lên. Nồng độ này giúp kháng viêm, kiềm dầu và hỗ trợ sáng da tốt.
  2. Không chứa cồn, không chứa hương liệu. Bảng thành phần an toàn cho da nhạy cảm.
  3. Ngoài chứa Niacinamide, sản phẩm còn chứa Panthenol (Vitamin B5) giúp phục hồi và làm dịu làn da, giảm thiểu nguy cơ kích ứng khi sử dụng Niacinamide nồng độ cao.
  4. Kết cấu không quá đặc, nên rất dễ thấm và không hề bị vón.
  5. Hỗ trợ sáng da, kiềm dầu, giảm viêm, chống lão hoá nhẹ nhàng thì em này là một lựa chọn tốt ở tầm giá thấp nha.

Paula’s Choice Clinical Niacinamide 20% Treatment

✨Link mua tham khảo: http://lovelyskin.vn/product/paulas-choice-clinical-niacinamide-20-treatment-tinh-chat-se-khit-lo-chan-long-toi-uu-20ml/ 

  1. Paula’s Choice là một thương hiệu mỹ phẩm đến từ mỹ với chủ trương bản thành phần an toàn tuyệt đối với làn da nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố “active” trong đó.
  2. Sản phẩm chứa đến 20% Niacinamide đậm đặc được hãng cho là có khả năng giải quyết mạnh mẽ các vấn đề về lỗ chân lông, dầu thừa và bề mặt kém mịn màng. Tuy nhiên đây là nồng độ rất cao, dễ dàng gây kích ứng với da nên cần thận trọng
  3. Chứa chiết xuất rau sam và panthenol giúp xoa dịu da và hạn chế tối đa tình trạng châm chít và nóng rát khi dùng niacinamide ở nồng độ cao. Chính nhờ 2 thành phần này mà sản phẩm niacinamide 20% này giảm được rất nhiều hiện tượng kích ứng cho da.
  4. Ngoài ra sản phẩm còn có vitamin c ở dạng bền vững (Ascorbyl Glucoside) và chiết xuất trà xanh để tăng cường khả năng chống oxy hoá và giảm thiểu tác hại từ các gốc tự do lên làn da.
  5. Các nhân mình thấy đây là một sản phẩm đem lại cải thiện khá rõ rệt, nhưng vì nồng độ quá cao nên rất dễ gây kích ứng, vì thế mọi người hãy dùng quen ở nồng độ thấp rồi hãy tăng dần lên em nó nhe.
  6. Bảng thành phần nhà Paula’s Choice thì lúc nào cũng đẹp, không cồn, không hương liệu.

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Fox, L., Csongradi, C., Aucamp, M., Du Plessis, J., & Gerber, M. (2016). Treatment modalities for acne. Molecules, 21(8), 1063.

[2] Biedermann, K., Lammers, K., Mrowczynski, E., Coombs, M., Lepp, C., El-Nokaly, M., and Burton, E., Regulation of sebum production by niacinamide, 60th Annual Meeting American Academy of Dermatology, New Orleans, 2002

[3] Draelos ZD, Matsubara A, Smiles K. The effect of 2% niacinamide on facial sebum production. J Cosmet Laser Ther. 2006;8(2):96-101. doi:10.1080/14764170600717704

[4] Shalita, A.R., Smith, J.G., Parish, L.C., Sofman, M.S., and Chalker, D.K., Topical nicotinamide compared with clindamycin gel in the treatment of inflammatory acne vulgaris, Int. J. Dermatol., 34 (6) (1995) 434-437.

[5] Khodaeiani, Effat & Fouladi, Rohollah & Amirnia, Mehdi & Saeidi, Majid & Karimi, Elham. (2013). Topical 4% nicotinamide vs. 1% clindamycin in moderate inflammatory acne vulgaris. International journal of dermatology. 52. 10.1111/ijd.12002

[6] Bissett, D.L et al., (2004) Topical niacinamide reduces yellowing, wrinkling, red blotchiness, and hyperpigmented spots in aging facial skin. International Journal of Cosmetic Science.

[7] Tanno, O., Yukiko, O., Kitamura, N., and Inoue, S., Effects of niacinamide on ceramide biosynthesis and differentiation of cultured human keratinocytes, 3rd ASCS Conference, Taipei, Taiwan, 1997

[8] Navarrete-Solís, J., Castanedo-Cázares, J. P., Torres-Álvarez, B., Oros-Ovalle, C., Fuentes-Ahumada, C., González, F. J., … & Moncada, B. (2011). A double-blind, randomized clinical trial of niacinamide 4% versus hydroquinone 4% in the treatment of melasma. Dermatology research and practice, 2011.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *