Kiến Thức Tổng Quát

Cấu Trúc Da – Phần 1: Lớp Bì Bề Ngoài

 

Tác giả: Nguyễn Thái Nghị

Đôi khi bạn sẽ đọc được đâu đó rằng glycolic acid giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi hay là peel da hoá học với TCA nồng độ cao sẽ tác động lên đến lớp bì nhú. Vậy lớp sừng và lớp bì nhú cũng như là các cấu trúc của da sẽ như thế nào ? chúng nằm sắp xếp ra làm sao ? Trong bài viết này chúng ta cùng bàn luận về cấu trúc của da nhé.

Da là cơ quan nằm ở mặt ngoài của cơ thể và tiếp nối các niêm mạc của mắt, mũi, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục. Nó và các cấu trúc phụ kiện của nó tạo nên hệ thống bổ sung giúp bảo vệ cơ thể một cách tổng thể. Bên cạnh việc bảo vệ với vai trò là hệ thống miễn dịch phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai như vi sinh vật, ô nhiễm, tia cực tím…, thì một làn da khỏe đẹp còn giúp tôn vinh lên vẻ đẹp. Da chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể và có diện tích lên đến ~15.000 cm² ở người trưởng thành. Da được cấu tạo bởi 2 phân lớp chính: lớp bì bề ngoài chính là thượng bì (Epidermis) và lớp bì sâu bao gồm trung bì (Dermis) và hạ bì (Hypodermis).

Thượng bì bao gồm nhiều lớp và lớp trên cùng chứa các tế bào chết rụng theo chu kỳ và được thay thế dần bởi các tế bào hình thành từ lớp đáy.

Trung bì kết nối thượng bì với hạ bì với nhau, tạo ra độ đàn hồi do sự hiện diện của các sợi collagen và elastin.

Hạ bì nằm sâu phía dưới, nó là mô liên kết giúp kết nối trung bì với các cấu trúc bên dưới đồng thời nó cũng chứa các mô mỡ để lưu trữ và bảo vệ chất béo.

Nguồn: Montagna, W. (2012). The structure and function of skin. Elsevier

Có cấu trúc tế bào không đồng nhất với 4 hoặc 5 lớp tuỳ thuộc vào vị trí của cơ thể và không có chứa mạch máu. Hầu hết phần da là da mỏng có 4 lớp bao gồm lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. Phần da dày có thêm lớp thứ 5 là lớp sáng nằm ở lòng bàn tay bàn chân.

Là một lớp mỏng hình gợn sóng ngăn cách giữa lớp trung bì và thượng bì.

Còn gọi là lớp sinh sản. Lớp đáy là một lớp tế bào đơn lẻ chủ yếu được tạo thành từ các tế bào đáy (basal cell). Tế bào đáy là tế bào gốc hình khối và là tiền thân của tế bào sừng (keratinocytes) trong thượng bì.Tất cả các tế bào sừng (keratinocytes) được tạo ra từ lớp đáy và đây là tế bào chính của thượng bì, chúng liên tục trải ra quá trình phân bào để tạo ra tế bào mới và đẩy ra khỏi lớp đáy.
Hai loại tế bào khác được tìm thấy trong lớp này là tế bào Merkel (có nhiều ở bàn tay và bàn chân), có chức năng như một cơ quan thụ cảm và tế bào hắc tố (melanocyte), có nhiệm vụ sản xuất ra melanin (melanin mang lại màu sắc cho da và giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của tia cực tím).

Đây là lớp dày nhất của thượng bì, ở hàng dưới thì tế bào lớn hơn, càng lên trên thì tế bào càng nhỏ lại có hình thoi và có tính ưa acid. Các tế bào này được nối với nhau bằng cầu nối gian bào (desmosome) làm cho lớp gai liên kết khá là chặt chẽ và không bị thấm nước từ môi trường bên ngoài.
Xen kẽ giữa các tế bào sừng của lớp này là một loại tế bào đuôi gai (Langerhans), có chức năng như một đại thực bào giúp tiêu hoá các vi khuẩn, các phần tử lạ và các tế bào bị tổn thương xảy ra trong lớp này.
Khi các tế bào sừng mới được tạo ra ở lớp đáy và di chuyển lên lớp gai, lúc này các tế bào sừng của lớp gai sẽ được đẩy vào lớp hạt.

Lớp hạt có vẻ ngoài sần sùi do những thay đổi khi tế bào sừng ở lớp gai được đẩy đến. Tại đây, màng tế bào sẽ bắt đầu dày lên và tạo ra một lượng lớn protein keratin dạng sợi và keratohyalin, tích tụ dưới dạng các hạt mỏng bên trong màng tế bào. Khi quá trình sừng hoá diễn ra, chúng di chuyển dần lên, tế bào sừng vỡ ra các bào quan chết và đi đến lớp sừng, để lại keratin, keratohyalin và màng tế bào bắt đầu hình thành lên lớp sáng.

Đây là lớp tế bào khá mịn. Lớp tế bào này chỉ có ở lớp da dày của lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các tế bào này đóng gói chặt chẽ với một loại protein giàu lipid (có nguồn gốc từ keratohyalin) giúp cho tế bào này có vẻ ngoài trong suốt và hình thành một rào cản với nước.

Là lớp ngoài cùng của thượng bì, tiếp xúc trực tiếp với môi trường giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại và sự mất nước của các mô bên dưới. Các tế bào trong lớp này bị rụng theo chu kỳ và được thay thế bằng các tế bào được đẩy lên từ bên dưới.

Nguồn: Amirlak B, Shahabi L (2017) Skin Anatomy

Các tế bào ở thượng bì luôn luôn đổi mới, chúng được tạo ra ở lớp đáy sau đó di chuyển dần lên trên, càng lên cao càng hư biến chính bởi ở lớp này không có mạch máu và không thể nuôi dưỡng các tế bào được. Khi đi đến lớp trên cùng, chúng bong ra liên tục tạo nên những vảy nhỏ như phấn, quện với mồ hôi và chất bã tạo thành ghét.

Các sợi thần kinh chỉ phân nhánh đến lớp đáy, vậy nếu không có mạch máu thì thượng bì được nuôi dưỡng bằng cách nào ???
Đó chính là nhờ vào dịch khu trú ở liên gian bào.

Trong phần tiếp theo, lớp bì sâu hơn bao gồm trung bì và hạ bì sẽ được bàn luận. Mọi người nhớ đón đọc nhé.

1. Biga LM et al (2019) Anatomy and Physiology. The integumentary system 5.1: layers of the skin.
2. Amirlak B, Shahabi L (2017) Skin Anatomy.
3. Montagna, W. (2012). The structure and function of skin. Elsevier.
4. Phạm Văn Hiển (2010). Da liễu học. Chương 1 Mô học thông thường

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *