Da dầu

Các hoạt chất “thần thánh” giảm tiết dầu

Tác giả: Lê Phước Thành Đạt

  1. Bệnh lý về bã nhờn
    1. Tổng quan
    2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn
  2. Các phương pháp trị liệu giảm tiết bã nhờn
    1. Các phương pháp dạng bôi
    2. Các phương pháp trị liệu
    3. Các liệu pháp toàn thân (systemic)
  3. Tổng kết
  4. Reference

 

 

Da đổ dầu nhiều khiến nhiều bạn cảm thấy khó chịu, ngay cả những bạn không gặp vấn đề về mụn do các bạn nghĩ nó khiến da bạn trông như “không sạch”. Tuy nhiên, kiểm soát nhờn là một điều không hề dễ dàng chút nào! Do đó, bài viết này sẽ tổng hợp nhiều phương pháp giúp giảm và kiểm soát nhờn, từ các phương pháp thoa ngoài cho đến dùng liệu trình hay thuốc uống toàn thân – hãy click vào xem ngay nhé bạn!

 

 

h1|Bệnh lý về bã nhờn

 

h2|Tổng quan

Da dầu là bệnh lý thường gặp và thường được ghi nhận nhiều bởi các bệnh nhân, bao gồm cả các bệnh nhân không gặp vấn đề bị mụn do mối liên quan của nó với các lỗ chân lông to trên khuôn mặt và khiến cho khuôn mặt trông có vẻ “không sạch” hoặc “nhờn bóng”. Ngoài các tuyến bã nhờn tự do trên môi (vermilion lip) (hạt Fordyce), mí mắt (tuyến meibomian), quầng vú (các nốt sần Montgomery), và labia minora và tiền sản (tuyến Tyson), ống dẫn của tuyến bã nhờn kết nối với phần phễu của nang lông (infundibulum of a hair follicle). Các tuyến này tập trung nhiều ở phía sau tai và trên mặt, ngực trên và lưng – các khu vực thường gặp mụn trứng cá. Các tế bào chính tạo thành tuyến bã nhờn bao gồm tế bào sebocytes (tế bào tuyến bã nhờn), và các tế bào này phân hủy và giải phóng bã nhờn qua bài tiết holocrine. Bã nhờn là một chất lỏng nhớt bao gồm squalene, sáp ester (wax ester), chất béo trung tính (triglycerides), acid béo tự do (free fatty acids), ester cholesterol và sterol tự do [1].

 

Hình 1: Làn da tiết nhiều dầu (Nguồn: Internet)

 

Bã nhờn bôi trơn da để bảo vệ chống lại ma sát và làm da không thấm nước. Hơn nữa, tuyến bã nhờn vận chuyển chất chống oxy hóa vào trong và trên bề mặt da và thể hiện hoạt động bảo vệ da dưới ánh sáng tự nhiên. Nó có hoạt tính kháng khuẩn bẩm sinh và có chức năng chống viêm. Nó có thể điều chỉnh hoạt động của xenobiotics và tham gia tích cực vào quá trình chữa lành vết thương [13]

 

Lượng bã nhờn một người tiết ra có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của họ. Các tuyến bã nhờn được hình thành ngay từ khi mới sinh và sản sinh ra lượng bã nhờn tương đối cao vào thời điểm này. Ngay sau khi sinh, sản xuất bã nhờn giảm dần cho đến tuổi dậy thì, lúc đó việc sản xuất bã nhờn tăng lên đáng kể. Việc sản xuất bã nhờn không giảm trở lại cho đến sau thời kỳ mãn kinh đối với phụ nữ và khoảng độ tuổi 60 – 70 đối với nam giới. Androgen, đặc biệt là 5α-dihydrotestosterone (DHT), đóng một vai trò quan trọng trong sự biệt hóa và tăng sinh của tuyến bã nhờn cũng như sản xuất bã nhờn. Tốc độ sản xuất bã nhờn trung bình ở người lớn là 1mg / 10cm2 mỗi ba giờ. Khi tỷ lệ này dưới 0,5mg / 10cm2 sau mỗi ba giờ, bệnh nhân có thể bị khô da. Ngược lại, khi sản xuất bã nhờn vượt quá 1,5mg / 10cm2 sau mỗi ba giờ, điều này được coi là quá mức và dẫn đến tăng tiết bã nhờn hoặc da nhờn [1]

 

Tỷ lệ sản xuất bã nhờn giữa các cá nhân khác nhau rất khác nhau, và điều này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số yếu tố đã được đề cập và có thể được sử dụng để giải thích cho một số bệnh nhân tại sao da của họ có thể nhờn hơn những người khác (Bảng 1). Đàn ông nói chung có lượng bã nhờn cao hơn do mức testosterone cao hơn, mặc dù sản xuất bã nhờn tăng lên trong thời kỳ rụng trứng ở phụ nữ, có thể là thứ phát do tăng progesterone. Bã nhờn cũng thay đổi tùy theo môi trường và thời điểm trong năm. Một số nghiên cứu đã mô tả sự gia tăng sản xuất bã nhờn trong mùa xuân và mùa hè và ở những vùng khí hậu ẩm ướt. Nhìn chung, về chủng tộc, phụ nữ Trung Quốc có kích thước lỗ chân lông nhỏ hơn và mật độ thấp hơn trong khi những người da đen có kích thước lỗ chân lông to hơn có thể được cho là do tỷ lệ sản xuất bã nhờn cao hơn [1].

 

Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ dẫn đến da dầu [1]

1. Giới tính nam; 2. Phụ nữ tiền mãn kinh trong thời kỳ rụng trứng; 3. Mùa xuân/ hè; 4. Thời tiết ẩm; 5. Chủng tộc – African American; 6. Các tình trạng liên quan đến gia tăng Androgens (Vd: congenital adrenal hyperplasia – Tăng sản thượng thận bẩm sinh; androgen secreting tumors of the ovaries or adrenal glands – các khối u tiết androgen của buồng trứng hoặc tuyến thượng thận)

 

Tăng bài tiết bã nhờn, thay đổi thành phần lipid và tỷ lệ oxy hóa / chất chống oxy hóa đặc trưng của lipid bề mặt da là những hiện tượng chính đồng thời liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá. Nếu bã nhờn cản trở quá trình sừng hóa nang lông ở lỗ chân lông, tình trạng nghẽn lỗ chân lông có thể xảy ra và góp phần hình thành tổn thương và mụn trứng cá.Thành phần của chất béo được tạo ra cũng rất quan trọng. Nồng độ acid béo thiết yếu thấp hơn được tìm thấy trong các wax esters ở những cặp sinh đôi có mụn trứng cá hơn là ở những cặp sinh đôi không có mụn trứng cá. Hơn nữa, mức độ linoleic acid thấp đã được quan sát thấy trong lipid bề mặt da của những bệnh nhân bị mụn trứng cá. Có bằng chứng cho thấy rằng chế độ ăn uống có thể là một nguồn quan trọng để tổng hợp lipid bã nhờn. Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi nhận xét rằng bã nhờn chứa linoleic acid, một acid béo thiết yếu không thể tổng hợp trong cơ thể và do đó phải được dung nạp từ chế độ ăn uống. Gần đây người ta đã đưa ra giả thuyết rằng chế độ ăn uống có lượng đường huyết thấp có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn dựa trên tác dụng nội tiết có lợi của các thành phần của nó [13]

 

Một dấu hiệu khác của bã nhờn ở bệnh nhân mụn trứng cá là sự hiện diện của lipoperoxides, chủ yếu do peroxy hóa squalene và giảm mức độ vitamin E – chất chống oxy hóa bã nhờn chính. Cả lipoperoxides và acid béo không bão hòa đơn (MUFA) đều có khả năng gây ra sự thay đổi trong sự tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng, trong khi peroxides có khả năng tạo ra các cytokine gây viêm và kích hoạt các thụ thể kích hoạt peroxisome tăng sinh (PPAR) [13].

 

Mặc dù một số người không có cái nhìn tốt về tuyến bã nhờn do họ có da dầu, nhưng thực tế tuyến bã nhờn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da. Các tuyến bã nhờn thể hiện chức năng nội tiết (đặc biệt là tổng hợp androgen), cấu tạo nên lớp vỏ ngoài của thai nhi, và đóng một vai trò quan trọng trong hàng rào biểu bì và khả năng miễn dịch bẩm sinh [1]

 

h2|Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn

a) Steroid sinh dục (Sex steriod)

 

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng có mối liên quan giữa việc sản xuất quá mức cục bộ nội tiết tố androgen và mụn trứng cá. Bệnh nhân bị mụn trứng cá tạo ra tỷ lệ testosterone và 5α-dihydrotestosterone (5α-DHT) trên da cao hơn so với những người khỏe mạnh. Mức testosterone cao có liên quan đến hoạt động tăng cuồng của tuyến bã nhờn ở người và do đó dẫn đến các bệnh do tăng tiết bã nhờn, chẳng hạn như mụn.

 

Hoạt động tuyến bã nhờn được tăng mạnh là do androgen 5α-DHT5 vì các tế bào tuyến bã nhờn sở hữu tất cả các enzym cần thiết để chuyển đổi testosterone thành 5α-DHT. Isozyme 5α-reductase loại I – chất xúc tác sự chuyển đổi từ testosterone thành 5α-DHT trong các mô ngoại vi bằng phản ứng phụ thuộc NADPH được biểu hiện chủ yếu ở da. Nó có trong tế bào chất và màng ngăn tế bào trong tế bào da và đặc biệt là trong tế bào da mặt, từ đó minh họa vai trò quan trọng của tế bào tuyến bã trong chuyển hóa androgen.

 

b) Yếu tố tăng trưởng (Growth factors)

 

Hoạt động của hormone tăng trưởng (GH) được coi là chủ yếu do IGF (insulin-like growth factor-I – yếu tố tăng trưởng giống insulin) nhưng GH cũng đã được chứng minh là có tác động trực tiếp lên các tế bào da của con người. Nồng độ GH trong huyết thanh tăng lên ở

bệnh acromegaly (chứng to đầu chi) có liên quan đến việc tăng tiết bã nhờn. Ở bệnh mụn trứng cá, sản xuất bã nhờn tăng cao nhất ở tuổi vị thành niên vào thời điểm mà GH và IGF-I đạt mức huyết thanh cao nhất của chúng. Ở chuột, sự ức chế biểu hiện gen GH dẫn đến làn da mỏng hơn với ít collagen hơn và sự gia tăng mô mỡ dưới da cũng dẫn đến các tuyến bã nhờn kích thước nhỏ [13]

 

c) MTORC1

 

MTORC1 là một protein kinase phản ứng với các tín hiệu môi trường đa dạng để kiểm soát nhiều quá trình tế bào. mTOR tạo thành lõi xúc tác của ít nhất hai phức hợp tín hiệu riêng biệt được gọi là mTORC1 và mTORC2. mTORC1 là yếu tố tăng trưởng và kinase nhạy cảm với chất dinh dưỡng được kích hoạt bởi các hormone tăng trưởng như insulin và IGF-1 và các axit amin, chủ yếu là BCAAs leucine, isoleucine và valine. mTORC1 hiện đã được công nhận rằng có vai trò thúc đẩy tăng trưởng và tăng sinh tế bào, phần lớn, thông qua việc kích hoạt các quá trình đồng hóa quan trọng. Việc kích hoạt mTORC1 tạo điều kiện tích tụ triacylglycerol bằng cách thúc đẩy sự hình thành mỡ và tạo lipogenesis (quá trình tổng hợp triglyceride và axit béo từ acetyl coenzyme A) và bằng cách tắt các quá trình dị hóa, chẳng hạn như phân giải lipid và β-oxy hóa. mTORC1 thúc đẩy tổng hợp lipid bằng cách kích hoạt yếu tố phiên mã sterol gắn với protein liên kết 1 (SREBP1 ), và do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chất nhờn của bã nhờn [11]

 

Hoạt động mTORC1 tăng lên đã được phát hiện ở da bị tổn thương và tuyến bã nhờn của bệnh nhân mụn trứng cá so với nhóm chứng không có mụn trứng cá. Tăng tín hiệu mTORC1 là đặc điểm đặc trưng của một số triệu chứng như kháng insulin, béo phì, đái tháo đường týp 2, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh. Mụn trứng cá là một thành viên trong gia đình của các bệnh do mTORC1 gây ra [11]

 

Tăng tín hiệu mTORC1 / SREBP1 do chế độ ăn phương Tây gây ra làm tăng nồng độ bã nhờn của acid oleic tự do, thúc đẩy hơn nữa biểu hiện P acnes, từ đó làm tăng lượng acid béo tự do gây mụn [11]

 

Bảng 2: Một số phương pháp can thiệp trị liệu làm giảm tín hiệu mTORC1 / SREBP1 trong mụn trứng cá/ tiết bã nhờn [11]

1. Giảm lượng đường huyết; 2. Giảm tiêu thụ sữa; 3. Giảm tiêu thụ protein từ sữa; 4. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa; 5. Trà xanh; 6. Resveratrol; 7. EPA, DHA, cá biển; 8. Vitamin D; 9. Metformin (một loại thuốc trị bệnh tiểu đường)

 

 

h1|Các phương pháp trị liệu giảm tiết bã nhờn

 

h2|Các phương pháp dạng bôi

a) Retinoids

Ngay từ những năm 1970, việc sử dụng retinoids dạng thoa cho các bệnh về da khác nhau, đặc biệt là mụn trứng cá, bắt đầu được sử dụng và ghi nhận ngày càng nhiều. Mặc dù vai trò của retinoids trong sự phát triển và biệt hóa tế bào sừng đã được công nhận rộng rãi trong nhiều thập kỷ, ảnh hưởng của chúng đối với chức năng sinh học của tế bào tuyến bã nhờn (sebocyte) mới được biết đến nhiều hơn gần đây. Các thụ thể retinoid RAR-a, RAR-γ và RXR-a, β, và γ đều đã được xác định là có tồn tại trong các tế bào tuyến bã nhờn của người. Trong ống nghiệm, retinoids đã được tìm thấy là làm giảm đáng kể sự tăng sinh, biệt hóa và tổng hợp bã nhờn của tế bào tuyến bã nhờn. [1]

 

Trong các nghiên cứu trên da người và lâm sàng với retinoids dạng bôi đã cho thấy tác dụng phụ thường gặp là da khô, tuy nhiên không có bằng chứng trực tiếp về việc giảm lượng bã nhờn của da. Có thể là da trở nên khô là kết quả của quá trình bình thường hóa biệt hóa và tăng sinh của tế bào sừng và làm lỏng độ kết dính của nó với nhau, từ đó dẫn đến bong tróc da. Như đã nhắc ở trên, một số nhà nghiên cứu cũng suy đoán rằng một loại Retinoid bôi ngoài da có thể liên kết với các thụ thế của tế bào tuyến bã nhờn, dẫn đến làm giảm sản xuất bã nhờn. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể và rõ ràng về việc Retinoids có tác dụng ức chế bã nhờn [1]

 

Cả tazarotene và tretinoin đều được ghi nhận là có khả năng làm giảm kích thước lỗ chân lông trên khuôn mặt. Điều này đáng chú ý ở chỗ lỗ chân lông to hơn có mối quan hệ trực tiếp với lượng bã nhờn tiết ra lớn hơn. Một nghiên cứu của Kang và cộng sự đã báo cáo rằng 42% đối tượng được điều trị bằng tazarotene một lần mỗi ngày trong 24 tuần đã giảm được kích thước lỗ chân lông, trong khi ở nhóm dùng giả dược thì chỉ có 20% người tham gia có lỗ chân lông giảm đi. Một nghiên cứu khác cho thấy kích thước lỗ chân lông giảm đáng kể thông qua máy phân tích da liễu sau khi 60 phụ nữ bôi kem tretinoin 0,025% mỗi ngày một lần trong 90 ngày. Mặc dù mối quan hệ trực tiếp giữa kích thước lỗ chân lông và sản xuất bã nhờn khiến điều này trở nên thú vị, nhưng các nhà nghiên cứu không thể kết luận rằng retinoids dạng bôi giảm sản xuất bã nhờn bởi vì các nghiên cứu chưa xác định rõ ràng mối liên quan này. Tuy nhiên, các bằng chứng đã đề cập ở trên làm cho retinoids dạng thoa trở thành một sản phẩm đáng cân nhắc khi điều trị da nhờn [1].

 

Để tìm hiểu thêm Retinoids, hãy xem qua series 3 phần sau nhé:

– Phần 1

– Phần 2

– Phần 3

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM TRETINOIN GỢI Ý:

 

 

b) Niacinamide

Niacinamide là một amide hoạt động của vitamin B3 và bao gồm niacin (còn được gọi là nicotinic acid) và amide của nó. Nó còn được gọi là nicotinamide. Cơ chế hoạt động của nó có thể được giải thích là sự ức chế tiết dầu của tế bào tuyến bã nhờn, từ đó dẫn đến da ít sản xuất bã nhờn hơn và giảm độ nhờn tổng thể của da. Ngoài ra, niacinamide cũng có đặc tính chống viêm nên có thể hỗ trợ điều trị các dạng mụn mủ (pustular) hay dạng sẩn (papular) [2].

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra Niacinamide hỗ trợ điều tiết, giảm lượng dầu trên da [5][6]. Nghiên cứu của Draelos và cộng sự đã gợi ý rằng Niacinamide 2% có thể hỗ trợ giảm tiết dầu cho da [5]. Nghiên cứu của Biedermann và cộng sự cũng cho thấy khả năng giảm tổng lượng bã nhờn với Niacinamide 4% [6]. Tuy vậy, số liệu nghiên cứu chưa có quá nhiều để có thể xác định xem Niacinamide nồng độ nào là tối ưu để giảm bã nhờn trên da cũng như sẽ giảm ở mức độ nào. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện về vấn đề tiềm năng này.

 

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM NIACINAMIDE GỢI Ý

Một số sản phẩm Niacinamide mình thường gợi ý là Eltamd AM hay Stratia đều đang cháy hàng :(( may mắn là một số sản phẩm Niacinamide khác ngon lành vẫn còn

 

 

c) Salycilic acid

Salicylic acid (SA) thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. SA được phát hiện có tác dụng làm giảm lipid da và có đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, ít nghiên cứu có sẵn đã làm sáng tỏ các cơ chế liên quan đến việc điều trị mụn trứng cá của SA. Trong nghiên cứu mới gần đây vào năm 2019 của các nhà nghiên cứu Trung Quốc [7], tác giả bước đầu điều tra các đặc tính chống mụn trứng cá của SA trong tế bào tuyến bã nhờn SEB-1 ở người. Điều trị bằng SA làm giảm quá trình sản xuất bã nhờn của tế bào tuyến bã nhờn bằng cách giảm con đường kích hoạt adenosine monophosphate protein kinase (AMPK) / yếu tố phản ứng sterol ‐ protein liên kết‐1 (SREBP‐1) và giảm viêm bằng cách ngăn chặn con đường NF ‐ κB trong các tế bào này. SA cũng làm giảm khả năng tồn tại của tế bào SEB‐1 bằng cách đẩy nhanh quá trình chết rụng của loại tế bào này thông qua con đường thụ thể tín hiệu chết. Sau đó, phân tích mô bệnh học của một mô hình mụn trứng cá ở tai thỏ sau khi áp dụng SA trong ba tuần đã xác nhận rằng SA ngăn chặn mức độ cytokine và các protein gây bệnh mụn trứng cá, từ đó xác minh rằng các giả thuyết được đưa ra là đúng. Những kết quả này bước đầu làm rõ rằng các hoạt động của SA trong điều trị mụn trứng cá có thể liên quan đến việc điều chỉnh con đường SREBP ‐ 1 và con đường NF ‐ κB trong tế bào huyết thanh SEB ‐ 1 ở người [7] từ đó xác nhận SA có thể hỗ trợ giảm dầu nhờn trên da. Tuy vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu sơ bộ thực hiện trên mô hình da động vật (tai thỏ) nên cần nhiều nghiên cứu trên da người để xác định cụ thể hơn. Dù vậy, đây cũng là một nghiên cứu cho thấy tiềm năng điều tiết nhờn và giải thích được phần nào cách hoạt động của Salicylic acid trong quá trình kiểm soát và điều trị mụn.

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM SALICYLIC ACID GỢI Ý

 

 

d) Green tea

Trà xanh có các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi trùng – các đặc tính này có thể quy cho hàm lượng polyphenol cao của trà xanh, bao gồm cả catechin (flavan-3-ols). Các catechin chính được tìm thấy trong trà xanh bao gồm epigallocatechin-3-gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin-3-gallate (ECG) và epicatechin (EC), trong đó EGCG là polyphenol phong phú nhất được tìm thấy trong màu xanh lá cây trà xanh. Polyphenon-60 từ trà xanh là một hỗn hợp của các hợp chất polyphenolic [65]. Việc bôi polyphenon-60 ngoài da ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình (trong một số thử nghiệm trên da người) làm giảm số lượng trung bình của mụn trứng cá và mụn mủ. Tuy nhiên, polyphenon-60 không cho thấy sự cải thiện đối với các mụn không viêm đóng (closed comedones, ví dụ như mụn đầu trắng). Các nghiên cứu trong ống nghiệm xác định cơ chế điều trị mụn của polyphenon-60 cho thấy rằng hợp chất này ngăn chặn quá trình viêm [2]

 

Theo nghiên cứu [11] thì trà xanh có khả năng ức chế mTORC và từ đó dẫn đến có thể giảm tiết bã nhờn.

 

Nghiên cứu của Yoon và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trong ống nghiệm và rút ra kết luận rằng EGCG trực tiếp nhắm vào 3 quá trình bệnh lý của mụn trứng cá: ức chế bã nhờn, ức chế sự phát triển của P.acnes và chống viêm. Họ cũng phát hiện rằng EGCG có thể đảo ngược sự bất thường của quá trình sừng hóa khi bị mụn trứng cá. Các kết quả này được xác nhận bởi một thử nghiệm lâm sàng hai mặt, mù đôi sau đó. Kết quả cho thấy số lượng mụn viêm và mụn không viêm trung bình giảm đáng kể sau tám tuần điều trị bằng dung dịch EGCG [2]

 

Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi, có đối chứng với giả dược cho thấy rằng khi chiết xuất trà xanh được dùng bằng đường uống, nó sẽ có hiệu quả chống lại các tổn thương do mụn trứng cá ở các trường hợp mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. So với nhóm đối chứng, chiết xuất trà xanh làm giảm đáng kể số lượng mụn viêm và tổng số mụn, mặc dù không có tác động đáng kể nào được quan sát thấy trên số lượng mụn không bị viêm. Sữa dưỡng có chứa 3% tinh chất trà xanh được phát hiện làm giảm sản xuất bã nhờn ở má của những nam tình nguyện viên khỏe mạnh trong khoảng thời gian 60 ngày, tuy nhiên số lượng người tham gia chỉ là 10 [2]. Một nghiên cứu lớn hơn một chút với 22 người tham gia cũng cho thấy sự giảm tiết bã nhờn đáng kể sau 60 ngày dùng sữa dưỡng trà xanh [1] Do đó các sản phẩm có tinh chất trà xanh có thể phần nào có lợi cho các bạn da nhờn!

 

Ngược lại, các bạn có thể thấy một số bài nghiên cứu không đánh giá cao Green tea, ví dụ theo bài [14] thì Green tea trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi trong 8 tuần thì không mang lại cải thiện lâm sàng có ý nghĩa thống kê. Và Greentea cũng khó thấm vào da. Mặc dù vậy, bài nghiên cứu này khá lâu (2010 – 10 năm, trong đó nghiên cứu được trích dẫn diễn ra vào năm 2005), hai nghiên cứu mình trích dẫn ở trên diễn ra vào năm 2010 và 2013 cho nên một số lý do có thể giải thích là:

– Nồng độ ECGC trong sản phẩm trà xanh khác biệt giữa các nghiên cứu

– Sản phẩm sử dụng khác biệt – với công nghệ sản phẩm ngày càng tiên tiến thì sẽ có nhiều cách giúp tăng tính thấm của Green tea (tham khảo: https://callmeduy.com/bai-viet/diem-tham-thau-cua-hoat-chat-duong-da)

 

Do đó, với các sản phẩm green tea thì bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chất lượng và công nghệ tốt với nồng độ ECGC rõ ràng (ít nhất 3% trở lên).

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM GREEN TEA GỢI Ý

 

 

e) L-carnitine

L-carnitine cũng ngày càng trở nên phổ biến như một thành phần tiềm năng có thể làm giảm sự xuất hiện của da nhờn. Được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, L-carnitine có chức năng tăng cường quá trình oxy hóa β, quá trình dị hóa mà các axit béo bị phân hủy. L-carnitine 2% dạng bôi đã được chứng minh là làm giảm đáng kể hàm lượng axit béo nội bào trong tế bào tuyến bã nhờn của người và dẫn đến giảm bã nhờn đáng kể [1]. Tuy vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn về hoạt chất này bởi vì số liệu hiện tại rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số người lo ngại vấn đề L-carnitine có khả năng gây oxy hóa qua đường uống [8] và không biết là đường bôi trong lâu dài sẽ như thế nào, cho nên việc nghiên cứu thêm về tác động lâu dài trên da của hoạt chất này là điều cần thiết.

 

f) Resveratrol

Resveratrol (trans-3,4 ′, 5-trihydroxystilbene) là một hợp chất polyphenolic có trong tự nhiên và một phytoalexin có trong các sản phẩm thực phẩm, rượu vang đỏ, vỏ nho và các loại thực vật khác nhau và được tạo ra trong một phản ứng với các áp lực môi trường, chẳng hạn như nhiễm trùng từ mầm bệnh thực vật. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng resveratrol có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, bao gồm tác dụng chống tăng sinh, chống oxy hóa, chống viêm, chống tạo mạch và chống ung thư ở nhiều dòng tế bào khác nhau [12].

 

Resveratrol cũng là một chất có tiềm năng hỗ trợ giảm tiết dầu trên da. Theo [11] thì Resveratrol có khả năng ức chế mTORC và từ đó dẫn đến có thể giảm tiết bã nhờn. Ngoài ra, theo nghiên cứu [12] thì Resveratrol đóng vai trò quan trọng trong ức chế sự gia tăng của tế bào tuyến bã nhờn, và do đó hỗ trợ cải thiện tình trạng da nhờn.

 

MỘT SỐ SẢN PHẨM RESVERATROL GỢI Ý

 

 

 

h2|Các phương pháp trị liệu

a) Peel

Peel Glycolic acid hoặc Jessner’s solution peel là những phương pháp peel bề mặt da phổ biến. Các phương pháp này được khuyến khích đặc biệt đối với bênh nhân mắc phải mụn trứng cá để tẩy tế bào chết, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc và loại bỏ mụn trứng cá. Salicylic acid, một thành phần của peel Jessner’s solution, được biết đến là có thể tiêu cồi mụn. Jessner’s solution peel được cho là làm giảm tiết bã nhờn trên khuôn mặt trong vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, có một nghiên cứu khác nghiên cứu về tác dụng ức chế bã nhờn cho thấy 1 tháng sau khi peel thì cả peel AHA và Jessner’s solution peel đều không có ảnh hưởng đến việc tiết bã nhờn. Do đó, tác dụng ức chế bã nhờn sau khi peel có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn [4]

 

b) Photodynamic (Liệu pháp quang động)

Liệu pháp quang động (PDT) sau khi sử dụng δ-aminolevulinic acid (ALA) được một số bác sĩ sử dụng để điều trị mụn trứng cá. ALA được ưu tiên hấp thụ bởi các lỗ chân lông và các tế bào tuyến bã nhờn chuyển hóa ALA thành protoporphyrin IX (PplX) nhạy cảm với ánh sáng. Khi tiếp xúc với ánh sáng ở liều lượng và bước sóng thích hợp, PplX tạo thành các gốc tự do gây độc tế bào dẫn đến phá hủy tế bào tuyến bão nhờn. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy sự cải thiện về mụn trứng cá, một số nghiên cứu đã không cho thấy sự giảm đáng kể lượng bã nhờn sau khi PDT với ALA. Tuy vậy, một nghiên cứu ủng hộ khả năng này cho thấy sự tiết bã nhờn bị giảm kéo dài đến 20 tuần sau nhiều buổi PDT nhưng sẽ không xảy ra nếu chỉ điều trị với 1 lần PDT. Đánh giá mô học sau PDT cho thấy sự phá hủy của tế bào tuyến bã nhờn và 20 tuần sau cho thấy các tuyến bã nhờn bé hơn. Do đó, nếu có khả năng thì PDT là một liệu pháp có thể có ích cho da nhờn [1]

 

Theo nghiên cứu [9], 22 bệnh nhân bị mụn ở lưng được điều trị ở bốn vị trí, theo thứ tự:

1) Aminolevulinic acid + ánh sáng đỏ

2) Aminolevulinic acid

3) Ánh sáng đỏ

4) Không điều trị – để làm số liệu so sánh.

 

Một nửa số đối tượng đựa điều trị 1 lần và nửa còn lại được điều trị 4 lần. 20% Aminolevulinic acid được thoa lên da và sau đó là chất occlusive trong 3 giờ, kết hợp với ánh sáng dải rộng. Sự tiết bã nhờn được kiểm trả và ghi nhận trước khi điều trị, ở tuần 2, 3, 10 và 20 sau khi điều trị. Những thay đổi về mô học và tổng hợp protoporphyrin trong các lỗ chân lông được quan sát từ sinh thiết da. Aminolevulinic acid + ánh sáng đỏ gây ra tình trạng viêm nang lông giống như mụn trứng cá trong thời gian ngắn. Sự tiết bã nhờn được loại bỏ trong nhiều tuần và vẫn còn giảm sau 20 tuần khi đã điều trị bằng liệu pháp quang động. Bên cạnh đó, nhiều lần trị liệu sẽ mang đến hiệu quả ức chế bã nhờn tốt hơn. Về mô học, các tuyến bã nhờn bị thương và nhỏ hơn, từ đó dẫn đến tiết bã nhờn giảm. Mụn viêm cũng giảm đáng kể về mặt lâm sàng ở nhóm sử dụng Aminolevulinic acid + ánh sáng đỏ và kết quả này kéo dài đến 20 tuần sau nhiều lần điều trị và 10 tuần nếu chỉ điều trị 1 lần. Có hiện tượng tăng sắc tố và tróc vẩy da nhẹ diễn ra nhưng nhanh chóng hết. Do đó có thể thấy liệu pháp này có thể phù hợp với các bệnh nhân bị mụn trứng cá [9] và ngoài ra cũng có thể có ích cho bệnh nhân có tình trạng tiết dầu quá mức trên da.

 

c) Laser

Laser cũng là một liệu pháp trị liệu khả thi. Các thiết bị laser hồng ngoại xa (far-infrared laser) như Smoothbeam ® (1,450 nm) hay Aramis ® được chiếu trực tiếp vào các tuyến bã nhờn trong lớp trung bì. Những thiết bị này làm nóng lớp trung bì và gây tổn thương các tuyến bã nhờn, tù đó làm giảm sản xuất bã nhờn và cải thiện các tổn thương mụn. Tuy nhiên, các tác dụng này là tạm thời và thường cần điều trị lặp lại để kéo dài thời gian sạch mụn.

 

Một nghiên cứu với 1,450nm diode laser – một trong những lazer được nghiên cứu nhiều về vấn đề giảm bã nhờn – cho thấy tổng lượng bã nhờn giảm 18% trong sau tuần sau 3 lần điều trị bằng 1,450nm diode laser. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu khác như Laubach đã báo cáo rằng 3 lần điều trị bằng 1,450nm diode laser không gây ra những thay đổi đáng kể trong bài tiết bã nhờn. Diode laser không phải là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong số các lựa chọn điều trị nhưng nó vẫn là một phương thức điều trị khả thi để giải quyết tình trạng da dầu [1].

 

d) Tiêm botox

Theo nghiên cứu [10], 25 bệnh nhân có da nhờn đã được điều trị ở vùng trán bằng cách tiêm botox trong da. Kết quả cho thấy trị liệu bằng botox giúp giảm lượng sản xuất bã nhờn đáng kể ở thời điểm 1 tuần, 1, 2 và 3 tháng sau khi tiêm. 21 bệnh nhân (91%) cho biết họ hài lòng (có cải thiện từ 50-75%) với phương pháp điều trị tiêm botox cho da dầu.

 

Về cơ chế hoạt động, botox phân cắt các protein tham gia vào quá trình vesicle fusion (Vesicle fusion – Khi các mảnh của màng nhân hợp nhất lại với nhau để xây dựng lại màng nhân) với màng tế bào của đầu cuối sợi trục của noron gửi (presynaptic neuron’s axon terminal). Các túi này chứa acetylcholine, và botox ngăn chặn việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh này vào khe tiếp hợp, nơi nó thường liên kết với thụ thể muscarinic trên tế bào sau khớp thần kinh. Trong các tuyến bã nhờn, cả tế bào tuyến bã nhờn chưa trưởng thành và trưởng thành đều biểu hiện (express) các thụ thể acetylcholine muscarinic rất quan trọng đối với sự biệt hóa của tế bào và sản xuất bã nhờn. Cũng tương tự một số liệu pháp ở trên, nhiều nghiên cứu hơn cần được thực hiện để xác định rõ hiệu quả của phương pháp này. Tuy vậy, khi xem xét qua các cơ chế hoạt động và các số liệu nghiên cứu thì việc tiêm botox có thể là một liệu pháp đầy hứa hẹn cho da dầu.

 

h2|Các liệu pháp toàn thân (systemic)

a) Isotretinoin

Hiện nay, isotretinoin là thuốc duy nhất có tác dụng lên cả 4 yếu tố gây bệnh của mụn trứng cá. Isotretinoin làm giảm sự biệt hóa của tuyến bã nhờn, làm giảm sản xuất bã nhờn, dẫn đến thay đổi hệ sinh thái của hệ vi khuẩn da, cuối cùng làm giảm sự xâm chiếm của P. acnes trong nang lông. Nó cũng gây ra sự bong tróc của các tế bào sừng [2]

 

Không chỉ là một liệu pháp làm giảm nhờn bình thường mà isotretinoin đường uống đã được chứng minh là giúp giảm bã nhờn nhiều nhất trong số tất cả các lựa chọn điều trị được đề cập khác trong bài [1]. Như đã đề cập trong phần thảo luận về retinoids dạng bôi, isotretinoin cũng đã được chứng minh là làm giảm kích thước và sự bài tiết của các tuyến bã nhờn. Sản xuất bã nhờn giảm 90% trong khi điều trị bằng isotretinoin đường uống trong môt số nghiên cứu và điều này mang lại sự lạc quan cho những bệnh nhân bị tăng tiết bã nhờn nghiêm trọng. Một năm sau khi hoàn thành liệu pháp isotretinoin, tốc độ bài tiết bã nhờn vẫn bị kìm hãm đáng kể đối với hầu hết mọi người. [1] Tuy vậy, việc sử dụng isotretinoin cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

b) Spironolactone

Spironolactone thường được sử dụng trong y học như một chất hạ huyết áp, tuy nhiên nó ngày càng được sử dụng bởi bác sĩ da liễu để điều trị da nhờn, mụn, rậm và rụng tóc do nội tiết tố nam gây ra ở phụ nữ (androgenic alopecia). Spironolactone đã được chứng minh trực tiếp giảm sản xuất bã nhờn khi dùng liều 50 đến 200mg mỗi ngày. Ngoài vai trò là chất đối kháng alderosterone, spironolactone còn có chức năng như một chất “block” thụ thể androgen và chất ức chế 5a-reductase. Tế bào tuyến bã nhờn của người chứa 5a-reductase loại 1 – chất này chuyển đổi testosterone thành androgen 5a-dihydrotestosterone (DHT). Androgen này đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra sự tăng sinh tế bào tuyến bã nhờn. Do đó, bằng cách ức chế sản xuất DHT và ngăn chặn testosterone và DHT liên kết với tế bào tuyến bã nhờn, spironolactone đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào tuyến bã nhờn ở người [1].

 

Tuy vậy, trước khi bắt đầu sử dụng Spironolactone, cần phải giải quyết một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Trong một nghiên cứu theo dõi kéo dài 8 năm, không có biến chứng nghiêm trọng tức thời hoặc lâu dài nào do spironolactone dùng để điều trị mụn trứng cá được báo cáo. Tuy vậy, các tác dụng phụ nhẹ xuất hiện ở 59% số người dùng, trong đó kinh nguyệt không đều là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh tăng máu Kali (Hyperkalemia) thường được thảo luận như một mối quan tầm tiềm ẩn; tuy nhiên, một nghiên cứu hồi cứu trên 974 phụ nữ khỏe mạnh dùng Spironolactone trị mụn cho thấy chỉ có 0,72% có số đo kali huyết thanh là bất thường so với con số 0,76% lúc bắt đầu nghiên cứu. Ngoài ra, vì spironolactone có tác dụng nội tiế nên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ thuộc vào nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú, buồng trứng hoặc nội mạc tử cung. Trái ngược với quan điểm này, một nhóm lớn gồm hơn 74.000 bệnh nhân được điều trị bằng spironolactone không tìm thấy bằng chứng về việc tăng nguy cơ ung thư vú, buồng trứng hoặc nội mạc tử cung và nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ thuộc vào nội tiết tố. Nói chung, spironolactone là một loại thuốc dùng toàn thân an toàn để hỗ trợ điều trị vấn đề da dầu cho nữ giới khỏe mạnh [1]

 

c) Điều trị nội tiết

Các tuyến bã nhờn phụ thuộc vào androgen và do đó tác động của androgen lên các tuyến bã nhờn có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone. Phương pháp điều trị nội tiết có thể được sử dụng thay thế cho phụ nữ vị thành niên và trưởng thành. Những loại hormone này thường được cung cấp dưới dạng viên uống tránh thai. Các hormone tránh thai làm giảm sản xuất bã nhờn do androgen gây ra. Nó làm tăng tổng hợp globulin liên kết hormone sinh dục, do đó làm giảm testosterone tự do có hoạt tính sinh học trong cơ thể phụ nữ. Mặc dù tất cả các biện pháp tránh thai có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá liên quan đến hormone, nhưng progestin thường được ưu tiên hơn vì chúng không có hoạt tính androgen [2].

 

Thuốc tránh thai đường uống có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các liệu pháp khác để điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ. Thời gian điều trị mụn trứng cá bằng thuốc kháng nội tiết tố androgen ít nhất phải kéo dài 12 tháng và đôi khi thậm chí lâu hơn vì tác dụng có lợi của các tác nhân nội tiết tố sẽ chỉ thấy rõ sau 3-6 tháng điều trị. Spironolactone là một loại thuốc thay thế cũng có thể được kết hợp với thuốc tránh thai để điều trị mụn trứng cá liên quan đến hormone. Cơ chế của nó dựa trên thực tế là nó là một chất “block” thụ thể androgen như đã nêu trên. Nó đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân bị mụn viêm [2]

 

Thuốc tránh thai đường uống có lợi cho da nhờn vì chúng làm giảm nội tiết tố androgen ở buồng trứng và tuyến thượng thận, đồng thời làm tăng globulin liên kết hormone sinh dục – từ đó hạn chế testosterone tự do. Như đã mô tả ở trên, nội tiết tố androgen kích thích tăng sinh tế tuyến bã nhờn và góp phần gây ra bệnh tăng tiết bã nhờn (seborrhea). Nói chung, estrogen được phát hiện có tác dụng ức chế hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn trên cơ thể sống.53 Để tránh nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung, hoặc thậm chí ung thư, có thể do estrogen không được sử dụng, nó phải được sử dụng kết hợp với một progestin [1]

 

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi với 128 phụ nữ nhận kết hợp các loại thuốc tránh thai: ethinyl estradiol/drospirenone hoặc kết hợp ethinyl estradiol/cyproterone acetate, cả hai kết hợp đều làm giảm đáng kể sản xuất bã nhờn. Katz và cộng sự đã tìm thấy mức giảm tương đối 60% trong lượng bã nhờn trên má và giảm tương đối 30% lượng bã nhờn trên trán của 41 phụ nữ sau sáu chu kỳ sử dụng thuốc ethinyl estradiol/desogestrel kết hợp. Việc sử dụng cùng kết hợp thuốc tránh thai này cũng được chứng minh là có thể cải thiện làn da nhờn chỉ sau một chu kỳ điều trị. [1]

 

Một điều quan trọng cần cân nhắc trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai là nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng lên. Các loại thuốc tránh thai mới hơn đã giảm liều estrogen để loại bỏ nguy cơ này. Một số tác dụng phụ phổ biến hơn nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn của thuốc tránh thai bao gồm buồn nôn, căng ngực và chảy máu kinh nguyệt. Sử dụng thuốc tránh thai kết hợp có chứa liều lượng thấp nhất của mỗi loại hormone có thể hạn chế hoặc thậm chí ngăn ngừa những tác dụng phụ thông thường này trong khi vẫn mang lại lợi ích cải thiện làn da. [1]

 

h1|Tổng kết

Da nhờn là một trong những phàn nàn chính thường gặp của các bệnh nhân gặp vấn đề da liễu. Trong khi các tuyến bã nhờn đóng một vai trò không thể thiếu trong chức năng của da, chúng lại gây phiền toái cho một số bệnh nhân khi bã nhờn được sản xuất quá mức. Có nhiều lựa chọn điều trị để giúp hạn chế tốc độ bài tiết bã nhờn, nhưng vẫn chưa có sự nhất trí rõ ràng về chế độ điều trị ưu tiên – nên sử dụng lựa chọn nào trước và kết hợp với lựa chọn nào. Mỗi lựa chọn điều trị đều có những ưu điểm và nhược điểm vốn có của riêng nó mà cần được thảo luận với bệnh nhân trong thời gian dài và sau đó việc điều trị sau đó có thể được cá nhân hóa theo nhu cầu của từng bệnh nhân. Khi có thêm kiến thức về cơ chế sinh bệnh phức tạp đằng sau da nhờn, hy vọng sẽ có nhiều liệu pháp mới được phát triển để điều trị da nhờn một cách tốt hơn [1]

 

Ngoài việc sử dụng các liệu pháp giúp có thể giúp giảm nhờn trong thời gian lâu dài như đã liệt kê ở trên, bạn có thể sử dụng các cách khác để giúp giảm dầu nhờn trong thời gian ngắn, ví dụ như: dùng khăn giấy/ giấy thấm dầu; phấn phủ kềm dầu; kem lót kềm dầu…. Kết hợp các phương pháp này với các liệu pháp được nêu trên sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng dầu nhờn tốt hơn đấy!

 

—————————–

 

 

h1|Reference

A) Research

1. Endly, D. C., & Miller, R. A. (2017). Oily skin: a review of treatment options. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 10(8), 49.

2. Fox, L., Csongradi, C., Aucamp, M., Du Plessis, J., & Gerber, M. (2016). Treatment modalities for acne. Molecules, 21(8), 1063.

3. Hongcharu, W., Taylor, C. R., Aghassi, D., Suthamjariya, K., Anderson, R. R., & Chang, Y. (2000). Topical ALA-photodynamic therapy for the treatment of acne vulgaris. Journal of Investigative Dermatology, 115(2), 183-192.

4. Youn, S. W. (2014). Sebum Secretion, Skin Type, and pH. In Pathogenesis and Treatment of Acne and Rosacea (pp. 299-303). Springer, Berlin, Heidelberg.

[5] Draelos ZD, Matsubara A, Smiles K. The effect of 2% niacinamide on facial sebum production. J Cosmet Laser Ther. 2006;8(2):96-101. doi:10.1080/14764170600717704 (trùng với bài 2% trên)

[6] Biedermann, K., Lammers, K., Mrowczynski, E., Coombs, M., Lepp, C., El-Nokaly, M., and Burton, E., Regulation of sebum production by niacinamide, 60th Annual Meeting American Academy of Dermatology, New Orleans, 2002

[7] Lu, J., Cong, T., Wen, X., Li, X., Du, D., He, G., & Jiang, X. (2019). Salicylic acid treats acne vulgaris by suppressing AMPK/SREBP 1 pathway in sebocytes. Experimental Dermatology, 28(7), 786-794.

[8] Seim, H., Kiess, W., & Richter, T. (2002). Effects of oral L-carnitine supplementation on in vivo long-chain fatty acid oxidation in healthy adults. Metabolism-Clinical and Experimental, 51(11), 1389-1391.

[9] Hongcharu, W., Taylor, C. R., Aghassi, D., Suthamjariya, K., Anderson, R. R., & Chang, Y. (2000). Topical ALA-photodynamic therapy for the treatment of acne vulgaris. Journal of Investigative Dermatology, 115(2), 183-192.

[10] Rose, A. E., & Goldberg, D. J. (2013). Safety and efficacy of intradermal injection of botulinum toxin for the treatment of oily skin. Dermatologic Surgery, 39(3pt1), 443-448.

[11] Melnik, B. C. (2018). Acne vulgaris: The metabolic syndrome of the pilosebaceous follicle. Clinics in dermatology, 36(1), 29-40.

[12] Kim, S. Y., Hyun, M. Y., Go, K. C., Zouboulis, C. C., & Kim, B. J. (2015). Resveratrol exerts growth inhibitory effects on human SZ95 sebocytes through the inactivation of the PI3-K/Akt pathway. International Journal of Molecular Medicine, 35(4), 1042-1050.

[13] Makrantonaki, E., Ganceviciene, R., & Zouboulis, C. C. (2011). An update on the role of the sebaceous gland in the pathogenesis of acne. Dermato-endocrinology, 3(1), 41-49.

[14] Levin, J., & Momin, S. B. (2010). How much do we really know about our favorite cosmeceutical ingredients?. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 3(2), 22.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *